Lực lượng Quân_đội_Nhân_dân_Triều_Tiên

Quân nhân Quân đội Nhân dân Triều Tiên đang gác tại Bàn Môn Điếm.

Giống như quân đội Liên Xô trước đây, quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên được cấu thành từ 4 bộ phận, trong đó chú trọng phát triển Lục quân, một phần vũ khí đặc biệt, trong khi đó phòng không không quân và hải quân không được phát triển tương xứng.

Lục quân

Lục quân CHDCND Triều Tiên gồm 924 nghìn người, chiếm 90% quân số toàn quân đội, biên chế thành 153 đơn vị cấp sư đoàn và lữ đoàn với 4 binh chủng:

- Binh chủng bộ binh (60 sư đoàn bộ binh thường, 25 sư đoàn bộ binh cơ giới)

- Binh chủng thiết giáp: 25 lữ đoàn với vài trăm T-34, 2.200 T-54/T-55/T-59, 800 T-62, khoảng 1.000 chiếc Thiên mã hổ (phiên bản T-62 do Triều Tiên tự sản xuất) khoảng 300 chiếc Bão phong hổ (Triều Tiên tự sản xuất dựa trên T-72), và 2.270 xe thiết giáp.

- Binh chủng pháo binh: 30 lữ đoàn với 33 nghìn pháo mặt đất và pháo phòng không các loại. Ngoài ra còn có hàng nghìn đơn vị tên lửa vác vai và xe tên lửa loại SA-7, SA-14, SA-16 do Liên Xô cung cấp.

- Lực lượng vũ khí đặc biệt: cấu thành từ 2 bộ phận: tác chiến và phòng chống chiến tranh hóa học; Tác chiến và phòng chống chiến tranh sinh học. Hiện nay bộ phận này có hàng nghìn đạn pháo mang tác nhân sinh hóa, cũng như nhiều vũ khí sinh hóa có khả năng hủy diệt hàng loạt.

Chỉ cách khu giới tuyến phi quân sự (DMZ) khoảng 40 km, thủ đô Seoul của Hàn Quốc là mục tiêu lý tưởng cho những cuộc pháo kích từ Triều Tiên. Vì vậy, pháo binh Triều Tiên được quan tâm đầu tư mạnh mẽ, sở hữu tới 21.100 hệ thống pháo mặt đất. Chuyên gia quân sự Victor Cha và David Kang cho rằng với số pháo hùng hậu này, Triều Tiên đủ sức bắn nửa triệu quả đạn vào Seoul chỉ trong một giờ. Nổi bật trong số các loại pháo Bình Nhưỡng đang biên chế là M1978 Koksan. M1978 có tầm bắn lên đến 40 km với đạn thông thường hoặc 60 km với đạn tăng tầm.

Pháo phản lực 40 nòng 122 ly BM-21, Triều Tiên đã tự sản xuất dựa trên công nghệ của Nga

Yếu tố quan trọng khác của pháo binh Triều Tiên nằm ở hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS). Lực lượng này có khả năng phóng nhiều quả đạn trong thời gian rất ngắn, trong khi khả năng cơ động rất cao (ví dụ như loại BM-21, mỗi hệ thống với 6 xe phóng có thể phóng tới 240 quả đạn trong 20 giây, sau đó di chuyển sang nơi khác để tránh bị đối phương bắn trả). Triều Tiên đã tự phát triển nhiều pháo phản lực phóng loạt với cỡ nòng từ 107mm đến 300mm, tầm bắn xa và sức công phá mạnh hơn pháo xe kéo thông thường. Theo ước tính, Triều Tiên có khoảng gần 5.000 bệ phóng pháo phản lực bắn loạt, khoảng 2/3 số đó bố trí sát biên giới, có thể nã khoảng 100.000 quả đạn lên lãnh thổ Hàn Quốc trong chưa đầy 1 phút. Tuy không có độ chính xác cao như pháo thông thường nhưng với tốc độ bắn cực nhanh kiểu "rải trấu", pháo phản lực phóng loạt rất lợi hại khi tấn công mục tiêu trên diện rộng như đô thị hoặc doanh trại, gây sốc và tàn phá diện rộng cho đối phương. Đây được đánh giá là vũ khí được triển khai đầu tiên nếu có chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Khả năng tác chiến của pháo binh Triều Tiên đã được kiểm nghiệm trong trận đấu pháo ở đảo Yeonpyeong năm 2010. Trong một thời gian ngắn chưa đầy 1 phút, pháo phản lực bắn loạt của Triều Tiên đã bắn khoảng 108 quả đạn, đánh trúng chính xác các mục tiêu của Hàn Quốc trên hòn đảo, khiến 2 khẩu pháo tự hành loại hiện đại là K-9 Thunder cỡ 155mm của Hàn Quốc bị hư hại, 2 lính chết và 19 bị thương. Choáng váng vì đòn pháo kích của Triều Tiên, 3 khẩu pháo K-9 khác của Hàn Quốc phải mất 13 phút để khởi động radar điều khiển nhằm bắn trả lại, nhưng tất cả đạn pháo đều trượt mục tiêu do pháo của Triều Tiên đã cơ động sang một trận địa khác.

Để phòng tránh việc bị tên lửa hành trình hoặc máy bay ném bom của Mỹ tấn công, tất cả các hệ thống pháo binh, các căn cứ, kho đạn của Tiều Tiên đều được ngụy trang và giấu kín trong những hầm ngầm kiên cố, rất khó bị đối phương phát hiện và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu tốt. Kể cả khi bị phát hiện thì với độ sâu hàng chục mét tới hàng trăm mét của các hầm ngầm, việc tiêu diệt chúng bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay ném bom cũng là điều rất khó khăn

Phòng không - Không quân

Lực lượng phòng không không quân kể từ đầu 1990 được thống nhất về một mối dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Không quân quốc gia với 3 cụm tác chiến phòng không không quân hợp thành (gồm các đơn vị rada, tên lửa, trinh sát, tiêm kích, ném bom, vận tải...)

- Sở chỉ huy không chiến số 1 đóng tại Kaech'n (phòng thủ khu vực biên giới Tây-Bắc giáp TQ, biển Hoàng Hải, quân khu Bình Nhưỡng, được trang bị phần lớn tiêm kích đánh chặn MiG-29)

- Sở chỉ huy không chiến số 2 tại Tocksan (phòng thủ vùng biển Nhật Bản và biên giới với Nga)

- Sở chỉ huy không chiến số 3 đóng tại Hwangju (giáp khu phi quân sự)

Hải quân

Lực lượng hải quân biên chế thành 2 hạm đội: Hạm đội Hoàng hải gồm 300 tàu chiến các loại, Hạm đội Đông hải có 470 tàu. Vũ khí đa phần do Liên Xô, Trung Quốc viện trợ và một phần tự chế tạo (trước 1990).

Gần đây, Triều Tiên đã nâng cấp hải quân bằng việc phát triển các vũ khí mới. Đầu năm 2015, Hải quân Triều Tiên đã trang bị tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới do nước này tự sản xuất dựa trên loại Kh-35 (3M-24) Uran-E của Nga với tầm bắn vào khoảng 250 km. Hôm 23/4/2016, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm lớp Sinpo nặng 2.000 tấn, cho thấy họ đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát triển công nghệ tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Triều Tiên cũng đang phát triển một loại tàu ngầm có choán nước lên tới 3.000 tấn, có thể phóng 3 tên lửa đạn đạo

Tên lửa đạn đạo

Mặc dù không có nhiều vũ khí hiện đại, nhưng Triều Tiên chú trọng phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo để tạo thành nền tảng vũ khí chiến lược răn đe. Sức mạnh quân sự càng củng cố thêm khi Triều Tiên được ước đoán có khoảng 84 tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mà phần lớn trong đó là tự chế tạo.

Tên lửaLoạiQuốc gia sản xuấtPhạm vi hỏa lựcSố lượng
FROG-7Tên lửa đất đối đất Liên Xô70 km24 quả
KN-1Tên lửa chống hạm CHDCND Triều Tiên110[5] - 160 km[6][7][8]?
KN-2 ToksaTên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cải tiến CHDCND Triều Tiên120 – 140 km[9]30 quả
Hwasong-5SRBM CHDCND Triều Tiên330 km~180
Hwasong-6SRBM CHDCND Triều Tiên700 km>700[10]
Scud-ER 1SRBM CHDCND Triều Tiên800 km?
Rodong-1Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) CHDCND Triều Tiên1,300 km>200[11]
Rodong-2MRBM CHDCND Triều Tiên2,000 km50 ?[12]
Taepodong-1MRBM CHDCND Triều Tiên2,500 km10[13] hoặc 25-30[14]
Taepodong-2Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) CHDCND Triều Tiêntăng tầm đến 10,000 km; 6,700 km trung bình[15][16][17]?
BM25Tên lửa đạn đạo tầm trung cơ động (IRBM), nhái R-27 Zyb CHDCND Triều Tiên+2,500 km?
Musudan-1Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM), nhái R-27 Zyb CHDCND Triều Tiên4,000 km?
Phạm vi hỏa lực của hệ thống tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Đặc công, đặc nhiệm

Với việc phải chuẩn bị tác chiến với một đối thủ mạnh hơn rất nhiều về trang bị là quân đội Mỹ, Triều Tiên đặc biệt quan tâm phát triển lực lượng đặc nhiệm, nhằm sử dụng ưu thế huấn luyện và kỹ năng tác chiến để bù đắp cho sự yếu thế hơn về trang bị. Cục Huấn luyện Bộ binh hạng nhẹ Triều Tiên đóng vai trò tương tự Bộ Tư lệnh đặc biệt Mỹ (SOCOM), là cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị đặc nhiệm của nước này.

Năm 2015, lực lượng đặc công Triều Tiên có hơn 25 lữ đoàn, với hơn 18 vạn binh sĩ, chủ yếu bố trí ở gần khu vực phi quân sự. Có thể nói Triều Tiên có tỷ lệ quân tinh nhuệ vào loại cao nhất thế giới. Đội quân này được ví là "con dao nhọn" của quân đội Triều Tiên.

Triều Tiên có khoảng 8 lữ đoàn bắn tỉa, gồm Lữ đoàn số 17, 60 và 61 biên chế cho lục quân, Lữ đoàn số 11, 16 và 21 của không quân và Lữ đoàn số 29 và 291 trực thuộc hải quân. Mỗi đơn vị có quân số 3.500 người, được tổ chức thành 7-10 tiểu đoàn bắn tỉa, có vai trò tương tự đặc nhiệm Ranger và SEAL của Mỹ. Khác với đặc nhiệm Mỹ, các lữ đoàn này có thể tác chiến như lực lượng đổ bộ đường không và hải quân đánh bộ thông thường.

Cục Trinh sát Triều Tiên được biên chế thành 4 tiểu đoàn trinh sát độc lập. Mỗi tiểu đoàn gồm 500 quân có nhiệm vụ tiên phong dẫn đầu một quân đoàn băng qua khu DMZ nguy hiểm. Họ đều là những quân nhân am hiểu vị trí phòng thủ của hai phía tại khu phi quân sự. Một tiểu đoàn thứ 5 được cho là chuyên tổ chức các chiến dịch ở nước ngoài.

Về vũ khí, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên không sánh được so với một số nước phát triển, nhưng vũ khí tinh thần của đội quân này thì rất mạnh. Các thành viên của lực lượng đặc biệt Triều Tiên được đào tạo về chính trị rất cao và được huấn luyện những nội dung đặc biệt giúp họ trở thành những người có bản lĩnh kiên cường, có kỹ năng quân sự đặc biệt.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_đội_Nhân_dân_Triều_Tiên http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/07/04/nk... http://www.deagel.com/Ballistic-Missiles/No-Dong_a... http://globalfirepower.com/country-military-streng... http://fr.jpost.com/servlet/Satellite?cid=12464437... http://www.msnbc.msn.com/id/31701834/ http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE52... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.welt.de/english-news/article3262004/Nor... http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2792.htm http://www.globalsecurity.org/military/world/dprk